Giám lý tại Hoa Kỳ Phong trào Giám lý

Nhà thờ Giám lý High Town

Thập niên 17301740, bùng nổ ở Mỹ trong những khu định cư phong trào phấn hưng tôn giáo gọi là Đại Tỉnh thức. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield là người thủ giữ vai trò quan trọng trong phong trào. Ông tìm đến các khu định cư trên khắp đất nước để rao giảng Phúc âm với sức thuyết phục mạnh mẽ và khơi dậy các tình cảm tôn giáo.

Cung cách thuyết giảng mới lạ và sinh động cùng nhiệt tâm sống đạo của tín hữu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta bày tỏ sự quan tâm đến tôn giáo với lòng nhiệt thành và đầy xúc cảm thay vì thụ động lắng nghe cách vô cảm những bài thuyết giảng thông thái. Họ bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh ngay tại nhà, điều này làm suy giảm ảnh hưởng của phương pháp phổ biến đức tin trong các buổi lễ tôn giáo, và đến gần với khuynh hướng chú trọng đến những trải nghiệm cá nhân trong qui đạo và sống đạo, được quảng bá ở Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng nghị.

Những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám lý tại Mỹ là Thomas CokeFrancis Asbury. Vào Hội đồng Giáng sinh Baltimore năm 1784 khai sinh Giáo hội Giám lý Hoa Kỳ, Coke (đã được phong chức trong Giáo hội Anh) tấn phong cho Asbury các chức vụ chấp sự, trưởng lão và Giám mục trong ba ngày liên tiếp. Các truyền đạo khu vực, hầu hết là tình nguyện, dong ruỗi trên lưng ngựa đi khắp nơi để rao giảng phúc âm và thành lập giáo đoàn cho đến khi khó có thể tìm thấy một cộng đồng dân cư nào ở Mỹ mà không tiếp xúc với thông điệp Cơ Đốc giáo theo cung cách giãi bày của người Giám lý. Một trong những nhà truyền đạo nổi tiếng nhất là Robert Strawbridge, sống ở vùng phụ cận Quận Carroll, Maryland ngay sau khi ông đặt chân đến đất Mỹ trong năm 1760.

Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai là một làn sóng phấn hưng tôn giáo lan toả khắp đất nước. Tại vùng New England, mối quan tâm về tôn giáo vừa được hồi sinh đã mở lối cho một làn sóng hoạt động xã hội trong vòng dân cư trong vùng; Phong trào Giám lý phát triển mạnh mẽ và thiết lập nhiều trường đại học, nổi tiếng nhất là Đại học Boston. Trong "khu vực bùng cháy" ở phía tây New York, tinh thần phấn hưng bùng phát mãnh liệt. Phong trào Giám lý chứng kiến sự xuất hiện của Phong trào Thánh khiết. Ở miền Tây, nhất là tại Cane Ridge, Kentucky và tại Tennessee, cuộc phấn hưng tôn giáo củng cố và phát triển đức tin Giám lý và Baptist.

Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba từ năm 1858 đến năm 1908 chứng kiến sự gia tăng vượt bậc số tín hữu Giám lý, và phát triển mạnh mẽ con số các định chế xã hội như các trường đại học. Tín hữu Giám lý thường tham gia tích cực vào phong trào truyền giáo và phong trào phúc âm xã hội.

Những bất đồng về vấn đề nô lệ đặt phong trào Giám lý vào một giai đoạn khó khăn trong thượng bán thế kỷ 19. Trong khi các nhà lãnh đạo miền Bắc không bày tỏ lập trường rõ ràng vì e sợ xảy ra ly giáo, thì Giáo hội Giám lý Wesley và Giáo hội Giám lý Tự do, chủ trương chống nô lệ, hoạt động tích cực trong Tuyến hoả xa ngầm (Underground Railroad), giúp giải thoát nô lệ. Năm 1845, các giáo hội chủ trương sở hữu nô lệ gặp nhau tại Louisville để thành lập Giáo hội Giám lý miền Nam, nhưng đến năm 1939, giáo hội tại hai miền quyết định tái hiệp nhất khi nô lệ không còn là vấn đề quan trọng.

Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, thành lập năm 1968, là sự sáp nhập của Giáo hội Giám lý và Giáo hội Tin lành Anh em của các tín hữu Giám lý gốc Đức, họ không còn muốn duy trì sự thờ phụng bằng tiếng Đức. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có xấp xỉ 9 triệu tín hữu vào cuối thập niên 1990. Ngày nay, trong khi Giám lý tại Hoa Kỳ đang suy yếu dần thì phong trào này lại tăng trưởng mạnh tại các quốc gia đang phát triển.

Về thể chế, Giám lý tại Hoa Kỳ áp dụng mô hình liên kết. Mục sư được bổ nhiệm đến các nhà thờ bởi Giám mục. Các giáo phái Giám lý dành cho tín hữu quyền đại biểu tại các hội đồng cấp khu vực và cấp quốc gia, là các định chế có thẩm quyền xem xét và quyết định mọi vấn đề của giáo hội. Như vậy, về tổ chức, cấu trúc này khác với thể chế Giám mục (episcopalian) như Anh giáo, cũng khác với mô hình tự trị giáo đoàn (congregational) như Baptist và những giáo phái khác.

Ngoài Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, có hơn 40 giáo phái khác bắt nguồn từ phong trào Giám lý khởi xướng bởi John Wesley. Tổ chức từ thiện Cứu Thế Quân (Salvation Army) được thành lập bởi William Booth, một mục sư Giám lý. Tổ chức này cũng chấp nhận nền thần học Giám lý. Một giáo phái có liên hệ với phong trào là Giáo hội Nazarene. Một số giáo phái Ngũ tuần (pentecostal) như Assemblies of God cũng có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Wesley.

Giáo hội Giám lý Hiệp nhất chấp nhận một quan điểm rộng mở về các xác tín thần họcchính trị. Điển hình là trong số các tín hữu nổi tiếng thuộc giáo hội này, Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney (thường xuyên đi nhà thờ dù không phải là thuộc viên) thuộc Đảng Cộng hoà, trong khi Hillary ClintonJohn Edwards là đảng viên Dân chủ.

Phong trào Giám lý, khởi phát tại nước Anh từ những năm 1720, sớm quan tâm đến các hoạt động xã hội và giáo dục. Nhiều định chế xã hội và giáo dục được thành lập tại Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 19, cho đến nay có khoảng hai mươi viện đại học được đặt theo tên John Wesley.

Giáo hội Giám lý Hiệp nhất hình thành từ sự kết hợp giữa Liên hữu Tin Lành (Evangelical United Brethren) và Giáo hội Giám lý. Trước đó, Liên hữu Tin Lành cũng là thành quả từ sự hiệp nhất giữa các nhóm Giám lý gốc Đức. Trong thập niên 1990, Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có khoảng 9 triệu thuộc viên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong trào Giám lý http://www.hindu.com/fr/2004/10/29/stories/2004102... http://www.swarthmore.edu/library/peace/ http://www.swarthmore.edu/library/peace/conscienti... http://web.archive.org/web/20071016102046/http://w... http://assets.cambridge.org/97805218/18490/frontma... http://www.ccel.org/ccel/wesley/sermons.v.liii.htm... http://www.kansasheritage.org/um/time~1.html http://worldmethodistcouncil.org http://worldmethodistcouncil.org/about/member-chur... http://www.anglican-methodist.org.uk/